Trưa hè vừa đặt lưng xuống định nghỉ trưa thì đọc được bài post có title khá bất ngờ của VTV “WHO khuyến cáo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân”. Khi mà ai cũng biết chất tạo ngọt không đường là các chất có thể tạo ra cảm giác ngọt nhưng chứa rất ít hoặc không có calorie, lúc đọc 1 tựa đề đi hơi ngược với common sense, thì tất nhiên việc đầu tiên mình làm là tìm hiểu về nguồn tin lấy từ đâu. Và đúng là WHO có một publication là “WHO advises not to use non-sugar sweeteners for weight control in newly released guideline”.
Bài của VTV chỉ là dịch lại từ bài gốc của WHO, VTV dịch khá sát và không thiếu hay thừa thông tin, chỉ có tựa đề dùng 1 từ hơi sensational là “chất làm ngọt nhân tạo”, để đánh vào tâm lý “nhân tạo” là mặc định không tốt của rất nhiều người.
Let’s (briefly) read the scientific publication behind this guideline to understand the reason behind this recommendation. The purpose of this exercise is to give myself chances to pratice reading scientific material. The links to these publication are attached at the end of this post.
Giảm béo
Review này dựa vào 283 nghiên cứu đã được thực hiện trước đó, chia ra làm 2 nhóm theo phương pháp nghiên cứu: Randomized controlled trials
và Cohort/case–control studies
. Sự khác nhau giữa 2 phương pháp:
Randomized controlled trials
: đối tượng nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, 1 nhóm sẽ được cho sử dụng NSS còn nhóm còn lại sử dụng đường hoặc hoàn toàn không dùng chất tạo ngọt. Sau khi kết thúc thời gian theo dõi sẽ thu thập kết quả để so sánh tác động giữa 2 chất được nghiên cứu. Phương pháp này sẽ kiểm soát được các biến số một cách dễ dàng và chính xác hơn, nhưng sẽ không emulate được 100% thực tế sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, và thời gian nghiên cứu ngắn.Cohort/case–control studies
: phương pháp này đi ngược với phương pháp trên, đối tượng nghiên cứu được phân ra thành các nhóm có sự khác nhau về vấn đề sức khỏe cần nghiên cứu và đi ngược lại quá trình trước đó và đánh giá sự khác nhau trong việc sử dụng đường hay NSS. Phương pháp này mặc dù có thể nghiên cứu trực tiếp được cuộc sống hàng ngày của đối tượng nghiên cứu, nhưng số liệu sẽ không được kiểm soát chính xác như RCT, nhưng thời gian nghiên cứu tác dụng có thể rất dài.
Xem bảng ở trên thì ai cũng thấy với RCT thì tác dụng kiểm soát cân nặng khi thay đường thành NSS là có (mặc dù độ chắc chắn không cao). Nhưng kết quả CCS lại ngược lại, dùng NSS làm tăng khả năng béo phì và tăng BMI. Báo cáo cũng để cập đến sự khác nhau giữa 2 phương pháp, mặc dù chưa rõ lý do.
The reason for the discrepancy between the results of the RCTs and prospective cohort studies is unclear, although reverse causation has been noted as a possible explanatory factor for the observed associations in cohort studies (237, 238)